Nhà phố với thiết kế dạng ống là kiến trúc rất điển hình và phổ biến hiện nay. Chúng có đặc điểm hẹp chiều ngang và san sát nhau nên thường bị thiếu sáng, thiếu gió và không khí đối lưu không tốt. Điều này khiến không khí trong nhà thường khá nóng, bí. Vậy giải pháp chống nóng cho kiến trúc nhà phố này là gì?
Các giải pháp chống nóng cho nhà phố
Có khá nhiều phương pháp để chống nóng cho nhà phố, nhưng phải đúng cách mới đem lại kết quả tốt. Để giải nhiệt cho ngôi nhà trong ngày hè oi bức bạn có thể áp dụng một số cách sau:
Thiết kế ban công chống nóng nhà phố
Khi xây dựng nhà phố nếu khu vực sẽ được phép xây ban công đưa ra ngoài thì đây là biện pháp chống nóng hiệu quả. Còn không, chúng ta có thể lùi phần tường khi xây dựng vào để có thể thiết kế ban công.
Nó có tác dụng trong việc che nắng cho tầng bên dưới, giúp nó không bị ánh nắng chiếu trực tiếp vào. Ở khu vực ban công chúng ta có thể làm mái che hoặc trồng cây xanh, dây leo… để tăng khả năng che chắn cho ngôi nhà. Điều này sẽ giúp giảm nóng cho nhà phố một cách hiệu quả lại vừa đem đến mảng xanh cho ngôi nhà.
Trồng cây xanh quanh nhà
Một giải pháp chống nóng khác cho các công trình nhà ở hiện nay là trồng cây xanh quanh nhà. Những giàn dây leo, chậu cây xanh đặt quanh nhà sẽ tạo bóng râm và không khí mát mẻ. Nhờ đó ánh nắng sẽ không chiếu trực tiếp vào tường nên giảm bớt nhiệt.
Tuy nhiên, với đặc điểm nhà phố là sát nhau nên thường không có diện tích xung quanh để trồng cây. Trong trường hợp này chúng ta có thể đặt các chậu cây ở hiên trước, trồng giàn dây leo, treo một vài chậu hoa cũng sẽ phần nào mang đến không khí trong lành, mát mẻ hơn.
Chống nóng cho mái và tường
Muốn giảm nhiệt cho ngôi nhà chúng ta cần chú ý chống nóng cho cả mái và tường nhà. Khi xây nhà phải đảm bảo phần mái và trần cần có khoảng cách phù hợp. Nếu gia tăng được khoảng cách này càng nhiều càng tốt vì sẽ giúp nhà mát mẻ hơn.
Sử dụng sơn chống nóng
Tường nhà là vị trí hấp thụ ánh sáng và nắng nóng rất nhiều, nó là một trong những tác nhân gây nóng và bí bách cho không gian trong nhà. Để giải quyết điều này chúng ta có thể lựa chọn những vật liệu thân thiện môi trường và tốt như gạch bê tông. Loại gạch này có khả năng cách nhiệt tốt, nhiều lỗ thoát khí nên không bị bí. Đồng thời, nên sử dụng loại sơn có khả năng chống nóng cũng giúp hạ nhiệt cho ngôi nhà rất tốt.
Bố trí giếng trời hợp lý
Đặc điểm nhà ống là dài và khá bí nên ánh sáng, gió thường không lưu thông tốt. Giải pháp thường được áp dụng nhất chính là thiết kế giếng trời khi xây nhà. Giếng trời thường được bố trí ở khu vực giữa nhà, cuối nhà để đem lại ánh sáng, gió mát cho toàn bộ công trình.
Việc xây giếng trời có thể chiếm mất một phần diện tích nhưng bù lại rất tốt trong việc chống nóng và lấy sáng cho ngôi nhà. Khi thiết kế giếng trời nên đảm bảo yếu tố che chắn để khi mưa không làm ướt các khu vực xung quanh nhà.
Bố trí nội thất trong nhà
Ngoài việc thiết kế giếng trời, trồng cây xanh, dùng sơn chống nóng… chúng ta còn phải biết cách sắp xếp nội thất bên trong nhà. Việc bố trí nội thất phù hợp, gọn gàng, thoáng đãng cũng là cách chống nóng hiệu quả cho nhà phố.
Ngoài ra, cần chú ý đến việc sử dụng màu sắc của nội – ngoại thất, sơn, sàn gạch… để tăng sự mát mẻ cho không gian. Những gam màu nhẹ nhàng, dễ chịu sẽ giúp ngôi nhà của bạn trở nên dễ chịu hơn rất nhiều.
Dán phim cách nhiệt cho nhà phố
Với thiết kế dạng nhà ống, khá bí và tối, vì thế nhiều gia đình đã ưu tiên sử dụng, thay thế những mặt tiền phía trước bằng kính, hoặc sử dụng kính chắn giếng trời. Vừa đem đến nguồn sáng cho ngôi nhà, vừa che chắn giúp các dị vật, bụi bẩn không đi vào không gian bên trong. Tuy nhiên, điều này đồng nghĩa với việc nhiệt lượng từ ánh nắng mặt trời đi vào trong nhà khá lớn. Nên nhiều người dùng đã lựa chọn dán phim chống nóng, cách nhiệt cho kính nhà.
Phim cách nhiệt đem đến hiệu quả khác biệt:
✔ Cản 99% tia UV có trong ánh nắng mặt trời, giúp bảo vệ sức khỏe của người trong gia đình trước những tác hại của ánh nắng mặt trời và tuổi thọ của đồ nội thất, các thiết bị điện tử.
✔ Cản 85-99% tia hồng ngoại (tia IR) giúp giảm từ 70-89% nhiệt lượng đi vào không gian bên trong. Đồng thời giảm từ 4-7 độ C so với bên ngoài và khi chưa dán phim cách nhiệt.
✔ Bên cạnh khả năng chống nóng cách nhiệt cực kỳ hiệu quả, phim cách nhiệt còn có khả năng bảo vệ kính cực tốt. Đặc biệt là với kính chắn giếng trời, giữ lại các mảnh vụn dù là nhỏ nhất trước khi chủ nhà chưa kịp thay thế kính mới.
→ Với các giải pháp chống nóng kể trên, hi vọng bạn có thể áp dụng để giảm nhiệt cho ngôi nhà của mình. Đặc biệt, bạn nên tính toán ngay từ khi bắt đầu xây dựng để đem lại kết quả tốt nhất.