9 cách chống nóng cho mái tôn thường được sử dụng

9 cách chống nóng cho mái tôn thường được sử dụng

9 cách chống nóng cho mái tôn thường được sử dụng

Số 6, Lê Quang Chiểu, P. Hiệp Tân, Q. Tân Phú, TP. HCM
9 cách chống nóng cho mái tôn thường được sử dụng

Mục lục

         Ta phải tìm cách chống nóng cho mái tôn vì việc sử dụng mái tôn để che nắng che mưa cho ngôi nhà vừa tiết kiệm chi phí vừa dễ sử dụng nên khá phổ biến trong nhiều gia đình, nhà máy.

         Thế nhưng, mái tôn lại có nhược điểm là hấp thụ nhiệt tương đối lớn khiến căn nhà trở nên nóng bức, ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình.

    Làm trần nhựa thạch cao chống nóng hiệu quả cho mái tôn

         Trần nhựa, trần thạch cao cũng là biện pháp chống nóng cho mái tôn đang rất được ưa chuộng hiện nay bởi nó vừa có tính thẩm mỹ lại có hiệu quả chống nóng tuyệt vời.

         So với trần thạch cao thì trần nhựa có giá rẻ hơn. Trần nhựa cũng có hai loại là trần có xốp và không có xốp. Loại có xốp thì đắt hơn nhưng bù lại nó có khả năng cách nhiệt và cách âm khá tốt. Giá của loại trần nhựa có xốp là khoảng 145.000 đồng, tùy vào độ dày của xốp.

    Trồng cây, dây leo lên mái để là cách chống nóng cho mái tôn theo cách tự nhiên

         Nhiều người đã chọn giải pháp tự nhiên là trồng cây, dây leo trên mái tôn để chống nóng. Đây là giải pháp thân thiện cho môi trường mang lại hiệu quả khá tốt.

         Để giảm nhiệt vào ngày hè, mọi người cũng có thể trồng thêm cây xanh trong nhà vừa ngăn bụi, vừa thanh lọc không khí, mang lại cảm giác dễ chịu, thoải mái hơn.

    Sơn cách nhiệt chống nóng cho nhà mái tôn

         Thêm một cách chống nóng cho những ngôi nhà mái tôn được áp dụng phổ biến hiện nay là sử dụng sơn cách nhiệt chống nóng. Mái tôn sau khi sử dụng sơn như được bảo vệ, chống oxy hóa mái tôn và ngăn cản sự hấp thụ hơi nóng xuống mái nhà. Đây là cách làm đơn giản mà mang lại hiệu quả cao.

    Dùng quả cầu thông gió làm mát mái tôn

         Quả cầu thông gió làm bằng inox được đánh giá là thiết bị chống nóng hữu hiệu. Quả cầu vận hành dựa trên nguyên tắc đối lưu không khí, lấy gió tự nhiên nên giúp không gian thông thoáng, hút khi nóng trong nhà ra ngoài và đưa gió bên ngoài vào nhà.

         Ưu điểm của cách chống nóng này là tiết kiệm chi phí, thân thiện môi trường, không cần sử dụng điện năng, thiết kế gọn nhẹ, vận hành 24/24 kể cả không có gió.

    Dùng tấm lợp cách nhiệt chống nóng cho mái tôn

         Việc sử dụng tấm lợp cách nhiệt cũng là cách chống nóng cho nhà mái tôn. Những tấm lợp có hình thức tương tự như mái tôn nhưng nhẹ hơn, ít bị gỉ sét, cách nhiệt, tiếng ồn.

         Tấm nhựa PE-OPP được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Ưu điểm của tấm lợp là thi công lắp đặt cực kỳ nhanh chóng, có khả năng cách âm, ngăn chặn trên 90% nhiệt bức xạ bên ngoài, không độc hại cho môi trường. Thế nhưng tấm lợp có nhược điểm lớn là dễ bị biến dạng khi gặp nhiệt độ cao vào mùa hè.

    Phun sương làm mát giảm nhiệt mái tôn

         Phun sương làm mát mái tôn dựa trên nguyên lý làm mát là làm lạnh khi bốc hơi. Các hạt sương có kích thước nhỏ sẽ bay ra từ vòi phun sương, bay là là và bốc hơi dần trong không khí. Khi đó, không khí sẽ trở nên mát mẻ hơn.

    Sử dụng quạt thông gió công nghiệp

         Quạt thông gió là thiết bị quen thuộc trong nhiều gia đình cũng như các nhà máy, xí nghiệp. Việc sử dụng quạt thông gió trong những ngôi nhà mái tôn là giải pháp chống nóng hiệu quả.

         Thêm nữa, việc lắp đặt quạt thông gió sẽ giúp cho không khí trong ngôi nhà được thông thoáng, mang lại cảm giác thoải mái và dễ chịu.

    Lắp đặt tôn chống nóng

         Tôn chống nóng là dạng vật liệu chuyên dùng để lợp mái, có cấu tạo dạng sóng, thường được cán thêm một lớp PU có độ dầy từ 18 đến 20mm xuống bên dưới lớp tôn cách nhiệt để hạn chế tối đa sự hấp thụ nhiệt độ của mái nhà, giúp giữ ổn định nhiệt độ trong nhà.

    Tiến hành gắn lưới che nắng cho mái tôn

         Sử dụng lưới che nắng cũng là một cách hữu hiệu để giảm nhiệt độ trên mái tôn, nên sử dụng các loại lưới che màu tối như xanh lá, xanh dương, đen… để hạn chế tối đa ánh nắng mặt trời tác động lên mái tôn.

     

    facebook